Tác động của đồ chơi đến phát triển thị giác đối với trẻ em
1 tháng đầu đời
Vào thời điểm này, mắt của bé đã có thể cảm nhận được nguồn sáng, tuy nhiêm mức độ cảm nhận được nguồn sáng vẫn chưa thể được như người trưởng thành. Lúc này, bé có thể nhận biết được nhiều màu hơn, tiêu biểu như những màu xanh: xanh da trời, xanh lá cây, những màu có bước sóng ngắn, mà mắt trẻ có thể cảm nhận được. Thời điểm này cùng là giai đoạn các mẹ có thể sử dụng đồ chơi để phát triển thị lực cho trẻ. Bố mẹ có thể treo loại đồ chơi sặc sỡ, có màu sắc tương phản và dễ nhận biết bên trên cũi của bé, để bé có thể dần làm quen đến màu sắc từ các đồ vật.
2-3 tháng tiếp theo
Thời gian này thị lực của bé có sự phát triển rõ rệt, bé có thể nhìn rõ hơn, hai mắt có thể kết hợp đồng bộ chứ không tách rời như trước đó. Bé cũng có thể học được khả năng nhìn đồ vật xung quanh mà không cần quay đầu. Để kích thích thị lực của bé trong giai đoạn này, bố mẹ các bé có thể để nhiều thú bông, đồ chơi và màu sắc đa dạng hơn quanh bé, trên cũi, để bé có thể làm quen phản xạ với những màu sắc mới.
4-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn mà bé có thể trực tiếp cầm nắm được đồ chơi, và phân biệt cơ bản màu sắc của chúng. Mắt bé có độ nhạy sáng cao hơn, có thể hướng mắt theo các vật thể trục chiều ngang, mở rộng khả năng quan sát ra khắp phòng, thay vì vật ở cự ly gần như trước đó. Để kích thích thị lực của bé giai đoạn này, các mẹ có thể đưa đồ chơi treo cũi nằm trong tầm với của trẻ, và đặc biệt cho bé làm quen với tranh ảnh, truyện tranh có màu minh họa rõ ràng,…
7 đến 1 tuổi
Giai đoạn này nằm trong chu kỳ phát triển thị lực cuối cùng trong tuổi sơ sinh của trẻ, cùng là giai đoạn quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng quan sát sau này của trẻ. Do đó, ba mẹ các bé cần đặc biệt lưu tâm quan tâm chăm sóc bé. Những loại đồ chơi cần khuyến khích cho bé chơi giai đoạn này gồm: đồ chơi có nhiều màu sắc, tập cho bé vẽ tranh, và đặc biệt là khuyến khích bé chơi các loại đồ chơi xếp hình, như Lego, đồ chơi xếp gỗ giáo dục,…